Chuyện là lúc nãy tớ có đọc được cái thông điệp này của trang Giờ Trái đất Việt Nam.

Phần chú thích ảnh được trang này ghi như sau:

XÓA MAIL THỪA & NGƯNG NHẬN EMAIL KHÔNG CẦN THIẾT

Một email spam thải ra 0,3g CO2, một email phổ thông thải ra 4g CO2, một email có tệp đính kèm thải ra 50g CO2… Mỗi năm hàng nghìn tỷ chiếc email thừa tiêu tốn chục tỷ Kwh lưu trữ, cũng như thải ra khoảng 200 tấn CO2.

Hãy cùng nhau bỏ vài phút xóa bớt những chiếc mail dư thừa. Hành động tuy nhỏ, nhưng nếu tất cả cùng làm sẽ tạo ra những thay đổi tích cực.

Đọc xong thông điệp này, tớ chỉ biết thốt lên: Tào lao!

Tớ có lên mạng tìm hiểu xem họ lấy thông tin từ đâu (trong ảnh không đề nguồn) thì thấy thông tin này ở một trang tên là Carbon Literacy[1]. Ở đây nói rằng, đơn vị tính không phải là CO2 mà là CO2 equivalent (CO2e), có nghĩa là lượng phát thải gây hại của tất cả các khí gây hiệu ứng nhà kính quy đổi thành CO2.

Mò từ nguồn này thì thấy họ dùng sách của Mike Berners-Lee[2]. Tớ có tìm đọc cuốn sách này và xịn phép trích dẫn lại một mục từ phần đầu của sách:

Blurry numbers…

First and foremost, I am trying to get the orders of magnitude clear.

In my work I put a lot of effort into developing a realistic picture of different carbon footprints using a variety of methods. This book draws upon a lot of that, as well as the most credible secondary sources that I have been able to find. However, huge uncertainty remains. So when you see a number like “2.5 kg (5.5 lbs.) CO2e” on an item such as a burger, bear in mind that it is a best estimate. What it really means is something like “best estimate of 2.5 kg (5.5 lbs.) CO2e, probably between 1.5 and 4 kg (3 and 8 lbs.) CO2e and almost certainly between 1 and 10 kg (2 and 20 lbs.).” That is the nature of all carbon footprints. Don’t let anyone tell you otherwise.

Some of the numbers you’ll see are even flakier still. This generally happens when I’m trying to bring the beginnings of a sense of scale to important questions that are almost impossible to quantify. Sometimes my calculations and assumptions are highly debatable, but I’ve included them because I think that just going through the thought process can be a useful reflection on something that matters. Examples include the footprint of having a child, waging a nuclear war, or sending a text message.”[3]

Yup, lượng CO2e trong sách chỉ là ước lượng tốt nhất của tác giả, các con số chỉ là tương đối và một số phép tính chỉ để giúp bạn suy ngẫm về vấn đề quan trọng. Nên đừng nghĩ rằng những con số này là chuẩn nhất. Ngoài ra, email nằm trong phần đầu sách, và sách thì xếp các mục theo thứ tự phát thải CO2e từ ít đến nhiều (theo cách tác giả tính). Vậy thì bạn nên hiểu là đây cũng chưa phải chuyện khổng lồ gì.

Ngoài ra, cuốn sách này được xuất bản vào năm 2010, nên sau 10 năm…

  • Năng lượng sạch được sử dụng nhiều hơn ở các data center.
  • Các thiết bị máy tính hiện đại có thể làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm điện năng.
  • Các công ty luôn phải tìm cách tối ưu phần mềm, phần cứng của mình để giảm thiểu chi phí hoạt động (điều này cũng gián tiếp tác động tích cực tới môi trường).

Ngoài ra, chúng ta còn nhiều thứ tiêu tốn tài nguyên hơn nhiều như tải xuống dữ liệu, và streaming (có thể là video hoặc là app). Những thứ này còn nặng hơn nhiều so với dăm ba cái email đấy.

  • Với video encoding, việc dùng các codec thiếu hiệu quả làm dữ liệu tải xuống nhiều mà còn phải xử lý nặng nề ở cả máy chủ lẫn máy đích.
  • Ngoài ra, chúng ta hay truyền tải dữ liệu quá mức cần thiết, như là tải xuống dữ liệu không cần thiết, hoặc xem video 4K với màn hình điện thoại (vô ích – mắt bạn không thể nhìn hết chi tiết trên một cái màn hình bé con con để ngay sát mắt, lại còn tốn pin nữa).

Rõ ràng là có nhiểu thứ đã thay đổi, vậy nên việc lôi đầu email ra chỉ trích thì khá là vô nghĩa. Cái thứ cần khuyến khích là chỉ nên dùng tất cả mọi thứ trên internet đúng mực. Việc nhắm đến email để chỉ trích chả khác gì những bạn bảo cấm ăn thịt chó mèo trong khi a) còn những loại động vật nuôi khác thì sao? và b) đánh tráo khái niệm giữa thú nuôi và thú lấy thịt.

À, trên site của Carbon Literacy còn có dòng này:

Mike Burners-Lee is the brother of Tim Burners-Lee, (the guy who invented the world wide web) two pretty smart guys if you ask me.[4]

Rõ ràng trang này mặc nhiên cho rằng tác giả sách viết đúng vì tác giả sách là anh/em trai của người sáng lập WWW, lại còn bảo là “hai người rất thông minh”. Có lẽ người viết bài cho trang này đã quên đọc phần đầu sách mà mình trích dẫn, hoặc cố ý đưa tin không kèm phần này để gây sự chú ý. Thật đáng tin cậy, nhỉ?

Cơ mà để tránh phát ngôn ngáo ngơ như hai trường hợp này, tốt nhất là nên tìm hiểu kĩ những nguồn trong bài của mình trước khi phát biểu. Chứ viết bậy bạ thế này mà đi làm nghiên cứu khoa học, khóa luận rồi luận án các kiểu là chết.


Nguồn tham khảo:

[1, 4]

Emma Charlotte Richards, The Carbon Cost of an Email. Carbon Literacy Project, truy cập vào 26/03/2020.

[2, 3]

Mike Berners-Lee, How Bad Are Bananas?: The Carbon Footprint of Everything (2010)